SỰ KẾT HỢP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA NGÀNH QUỐC TẾ HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT – THEO TIÊU CHUẨN CDIO VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH THEO TIÊU CHUẨN AUN
SỰ KẾT HỢP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA NGÀNH QUỐC TẾ HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT – THEO TIÊU CHUẨN CDIO VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH THEO TIÊU CHUẨN AUN
Đề xướng CDIO hay sáng kiến CDIO (Conceive Design Implement Operate) là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của các trường kỹ thuật bậc đại học. Còn AUN-QA (ASEAN Uni versity Network – Quality Assurance) là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo của các trường đại học Đông Nam Á. Từ năm 2013 cho tới nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã ứng dụng không ngừng những tiêu chuẩn và tiêu chí của cả CDIO và AUN vào việc xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm định chất lượng đào tạo để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của những sản phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Ngành Quốc tế học tuy mới được thành lập ở trường Đại học Thủ Dầu Một từ 2019, nhưng cũng đã áp dụng rất triệt để bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN từ khâu lập đề án mở ngành cho tới xây dựng đề cương giảng dạy, tuyển sinh đầu vào và đổi mới phương pháp dạy – học. Bài tham luận của chúng tôi sẽ tập trung vào sự kết hợp xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy theo những bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN mà chúng tôi đã và đang áp dụng triển khai có hiệu quả ở ngành Quốc tế học.