As the most significant pollinators of wild plants, bees play an important role in sustaining the natural ecosystems. In this study, we conducted surveys of bee fauna of three different habitat types during dry and rainy seasons of 2020 in Binh Chanh District, Ho Chi Minh City. A total of 169 individuals from 13 bee species belonging to six genera were collected. Of these, eight species are newly recorded from Ho Chi Minh City: Amegilla calceifera, A. himalajensis, A. zonata, Ceratina nigrolateralis, C. smaragdula, Xylocopa aestuan, X. latipes, Tetragonula fuscobalteata. The species composition of bees was more diverse in forest habitat than rural garden and canalbank habitats. The richness and abundance of bees were significantly higher in the dry season than the rainy season. Apis florea was abundant in forest and rural garden habitats while Ceratina smaragdula occurred plentifully in the canalbank habitat. Eight bee species (Apis cerana, A. dorsata, A. florea, Thyreus himalayensis, Xylocopa latipes, X. aestuans, Ceratina smaragdula, and C. nigrolateralis) widely distributed throughout all three habitats. By contrast, four bee species (Amegilla calceifera, A. himalajensis, Apis mellifera, and Tetragonula fuscobalteata) exclusively appeared in the forest habitat.
Đề xướng CDIO hay sáng kiến CDIO (Conceive Design Implement Operate) là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của các trường kỹ thuật bậc đại học. Còn AUN-QA (ASEAN Uni versity Network – Quality Assurance) là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo của các trường đại học Đông Nam Á. Từ năm 2013 cho tới nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã ứng dụng không ngừng những tiêu chuẩn và tiêu chí của cả CDIO và AUN vào việc xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm định chất lượng đào tạo để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của những sản phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Ngành Quốc tế học tuy mới được thành lập ở trường Đại học Thủ Dầu Một từ 2019, nhưng cũng đã áp dụng rất triệt để bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN từ khâu lập đề án mở ngành cho tới xây dựng đề cương giảng dạy, tuyển sinh đầu vào và đổi mới phương pháp dạy – học. Bài tham luận của chúng tôi sẽ tập trung vào sự kết hợp xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy theo những bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN mà chúng tôi đã và đang áp dụng triển khai có hiệu quả ở ngành Quốc tế học.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá thể, gia đình, doanh nghiệp và đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là môi trường giáo dục - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế, việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA có một ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của quá trình hội nhập và phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng này vừa tạo ra những thời cơ, vừa đặt giáo dục đại học Việt Nam trước những thách thức mới diễn ra ngày càng nhanh. Đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam phải tiên phong trong nhận thức và hành động của mình để thích ứng với cuộc cách mạng này.Từ việc đánh giá vai trò của đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong trường đại học hiện nay, tác giả bài viết đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo chuẩn AUN-QA đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Bắt đầu từ Năm học 2014-2015, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO đồng bộ cho tất cả các nhóm ngành (trong đó có ngành Sư phạm Lịch sử, một trong những ngành quan trọng của Nhà trường). Dạy học theo hướng tiếp cận CDIO là một điều kiện tiên quyết để Nhà trường đi đúng hướng trong quá trình phát triển theo đúng mục tiêu của Trường. Trên tinh thần tiếp cận CDIO, nhà trường và chương trình đào tạo (CTĐT) sư phạm lịch sử lựa chọn xây dựng chương trình theo chuẩn AUN-QA không chỉ đem lại lợi ích cho nhà trường, sinh viên mà cả người sử dụng lao động. Qua hơn 5 năm triển khai xây dựng chương trình đào tạo Sư phạm Lịch sử theo hướng tiếp cận CDIO và chuẩn AUN-QA nhà trường đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận để lại nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình xây dựng và phát triển CTĐT. Đặc biệt tháng 2/2020, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã công nhận CTĐT Sư phạm Lịch sử là một trong bốn CTĐT của Trường đã đạt được các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay, kết quả học tập hay chuẩn đầu ra là yếu tố quan trọng nhất của một chương trình đào tạo, tất cả các hoạt động dạy – học và phương pháp đánh giá phải được gắn liền với kết quả học tập. Việc xây dựng kết quả học tập mong đợi/chuẩn đầu ra của sinh viên một cách cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp… là yêu cầu của đề xướng CDIO và cũng là tiêu chí để đạt chuẩn kiểm định AUN-QA. Bài viết này, chúng tôi phân tích quá trình xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO, sự tương đồng trong việc xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO với kết quả học tập mong đợi theo chuẩn kiểm định AUN-QA. Kết quả cho thấy, một chuẩn đầu ra tốt theo CDIO sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để làm nên thành công của chương trình, mang lại lợi ích cho người học, giáo viên, nhà trường, nhà tuyển dụng và đáp ứng được chuẩn kiểm định theo AUN-QA.
Thành lập Trường trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để hội nhập quốc tế, trường đại học Thủ Dầu Một đã mạnh dạn thoát khỏi lối đi cũ mòn, tìm ra những khâu đột phá để làm nên sức sống và tương lai của một trường đại học. Một trong những khâu đột phá quan trọng tạo nên điểm khác biệt cho Trường chính là công tác xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo được thiết kế theo quan điểm giáo dục dựa trên kết quả, phương pháp tiếp cận theo CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA và lấy việc học làm trung tâm là kim chỉ nam để nhà trường xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan và Chuẩn đầu ra mong đợi.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đạt được những kết quả khá toàn diện, quy mô phát triển nhanh và đúng hướng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một luôn coi việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ sống còn và cũng là trọng trách của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng tiếp cận CDIO và chuẩn AUN-QA thể hiện quyết tâm của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu uy tín, cạnh tranh, nhằm tạo ra một thế hệ sinh viên bản lĩnh, tự tin và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong lộ trình dài phía trước, đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhà trường để đạt được mục tiêu chiến lược trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 200 đại học tốt nhất châu Á.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, hơn bao giờ hết ngành giáo dục đứng trước những thuận lợi và thách thức vô cùng to lớn. Thuận lợi đó chính là sự hỗ trợ từ công nghệ, nguồn học liệu đa dạng. Tuy nhiên khó khăn là ngành giáo dục phải làm sao để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Được thành lập từ năm 2009 đến nay Trường Đại học Thủ Dầu Một cũng không tránh được những khó khăn chung đó và nhà trường đã có những thay đổi không ngừng để bắt kịp tình hình mới. Trong bối cảnh đó bài viết phân tích những thuận lợi và khó khăn của giảng viên đại học Thủ Dầu Một trong việc tích hợp đề cương theo hướng CDIO và AUN như là một trong những giải phải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Bài báo này mục đích giới thiệu các thông tin chung về bộ tiêu chuẩn ABET và đặc biệt tập trung vào đánh giá chuẩn đầu ra. Trên cơ sở phân tích các chương trình kỹ thuật trên thế giới và Việt Nam, nhóm tác giả thực hiện lựa chọn quy trình phù hợp để áp dụng cho chương trình kỹ thuật dầu khí của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, quy trình đánh giá ABET giúp tạo ra một chu trình cải tiến hoàn chỉnh và người học có thể được đón nhận một sản phẩm tốt, chuẩn bị chu đáo khi bước vào thị trường lao động tại Việt Nam và trên thế giới. Phương pháp đánh giá trực tiếp và gián tiếp trong 1 năm cho kết quả khá tương đồng và đạt kì vọng đặt ra. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá cũng đưa ra một số giải pháp cải tiến cho một số học phần chưa đạt chuẩn đầu ra của học phần cho giai đoạn tiếp theo.