Đề xướng CDIO hay sáng kiến CDIO (Conceive Design Implement Operate) là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của các trường kỹ thuật bậc đại học. Còn AUN-QA (ASEAN Uni versity Network – Quality Assurance) là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo của các trường đại học Đông Nam Á. Từ năm 2013 cho tới nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã ứng dụng không ngừng những tiêu chuẩn và tiêu chí của cả CDIO và AUN vào việc xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm định chất lượng đào tạo để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của những sản phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Ngành Quốc tế học tuy mới được thành lập ở trường Đại học Thủ Dầu Một từ 2019, nhưng cũng đã áp dụng rất triệt để bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN từ khâu lập đề án mở ngành cho tới xây dựng đề cương giảng dạy, tuyển sinh đầu vào và đổi mới phương pháp dạy – học. Bài tham luận của chúng tôi sẽ tập trung vào sự kết hợp xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy theo những bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN mà chúng tôi đã và đang áp dụng triển khai có hiệu quả ở ngành Quốc tế học.
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủ Dầu Một đã áp dụng chương trình đào tạo theo đề xướng CDIO làm bối cảnh đào tạo sinh viên từ năm 2016. Khoa Kinh tế đã áp dụng CDIO trong việc phát triển chương trình đào tạo cho cả 6 chương trình; cụ thể là Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản lý công nghiệp, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, Du lịch. Trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chúng tôi đã thực hiện khảo sát các bên liên quan để xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, thiết kế chương trình giảng dạy hoà hợp tích cực đem đến kết quả học tập mong đợi đáp ứng chuẩn đầu ra. Bên cạnh đó, tất cả các chương trình đều áp dụng dạy học phần Nhập môn ngành cho sinh viên năm nhất, nhằm giới thiệu cho sinh viên một cái nhìn tổng thể về ngành nghề mà mình theo học, để sinh viên được trải nghiệm thực tế ngay từ năm đầu tiên. Từ đó, giúp sinh viên có đam mê và nhiệt huyết đối với ngành nghề đã chọn. Sinh viên được trải nghiệm không gian khởi nghiệp và sáng tạo ngay tại trường. Bài viết giới thiệu việc áp dụng 12 tiêu chuẩn CDIO vào việc cải tiến chương trình đào tạo của khối ngành kinh tế.
Dự án nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo thực hành theo chuẩn CDIO cho Chương trình Công nghệ Kỹ thuật điện tử đang được thử nghiệm tại DNTU. Để đào tạo ra những kỹ sư tài năng, một chương trình giảng dạy phù hợp, dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đã và đang được phát triển. Khác với phương pháp truyền thống, lí thuyết và thực hành được sử dụng đồng thời để xây dựng chương trình mới theo giáo trình CDIO. Sự hướng dẫn đồng thời từ giảng viên và các kỹ sư, chuyên gia trong ngành, mục đích đào tạo sinh viên với kế hoạch được cá nhân hóa. Các sinh viên tài năng sẽ được phân công giúp đỡ bạn học. Phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, dựa trên tình huống và dựa trên dự án được điều chỉnh trong lớp với nhiều phương pháp đánh giá được sử dụng. Cải cách CDIO trong chương trình Công nghệ kỹ thuật điện tử đã bước đầu đạt được những thành công.
Bài báo này trình bày kinh nghiệm về việc thực hiện bài giảng theo tiêu chuẩn CDIO “Nhận thức” và “Thực hiện”. Điều khiển truyền động cơ điện là môn học được chọn để phát triển năng lực của sinh viên, chẳng hạn như tư duy hệ thống , lý luận kỹ thuật và khám phá kiến thức. Để tăng cường sự hiểu biết và nhận thức về các nguyên tắc cơ bản kỹ thuật, một loạt các thử nghiệm cũng được lên lịch trong môn học này. Trong phần diễn thuyết, học tập dựa trên câu hỏi và học tập theo hướng thiết kế được áp dụng để nhấn mạnh chỉ thị thiết kế hoặc đặc tả yêu cầu xác định giai đoạn “Nhận thức”. Trong khi đó, trong chuỗi công việc trong phòng thí nghiệm, việc xác nhận theo yêu cầu của giai đoạn “Thực hiện” được kế thừa trong giai đoạn trước, trong và sau của toàn bộ quá trình thử nghiệm. Dựa trên các kết quả thực nghiệm, một dự án thiết kế – xây dựng – thử nghiệm quy mô nhỏ được sắp xếp vào cuối khóa học để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng kỹ thuật của sinh viên. Kết quả thu được cho thấy sự nhiệt tình của hầu hết các sinh viên và các báo cáo được trình bày tốt là rất tích cực chứng minh cho sự thành công của phương pháp này.
Quốc tế hóa là xu hướng tất yếu của hệ thống giáo dục đại học, có tầm quan trọng chiến lược đối với các tổ chức giáo dục đại học trên toàn thế giới. Tại Việt Nam quốc tế hóa giáo dục đại học nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Quá trình quốc tế hóa trong bối cảnh CDIO chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho các cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và tiếp cận với mô hình quản trị giáo dục tiên tiến. Bài báo này trình bày về các hoạt động hướng đến quốc tế hóa được phân phối trên 12 tiêu chuẩn CDIO hiện có. Bên cạnh đó cũng trình bày những kiến nghị chính sách quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời công nghệ 4.0.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đạt được những kết quả khá toàn diện, quy mô phát triển nhanh và đúng hướng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một luôn coi việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ sống còn và cũng là trọng trách của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng tiếp cận CDIO và chuẩn AUN-QA thể hiện quyết tâm của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu uy tín, cạnh tranh, nhằm tạo ra một thế hệ sinh viên bản lĩnh, tự tin và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong lộ trình dài phía trước, đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhà trường để đạt được mục tiêu chiến lược trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 200 đại học tốt nhất châu Á.
Kỹ thuật dạy – học KWLH là tên được viết tắt các từ tiếng Anh: Know, Want to Know, Learned và How to learn more. Kỹ thuật này được đề xuất bởi Donna Ogle vào năm 1986, nhằm cải thiện quá trình dạy - học, đặc biệt là việc hướng dẫn sinh viên học tập chủ động, tự nghiên cứu tài liệu. Dựa trên trải nghiệm kỹ thuật này trong giảng dạy các học phần, bài viết này chúng tôi phân tích các bước thực hiện kỹ thuật KWLH trong quá trình dạy - học trên lớp cũng như hướng dẫn sinh viên tự học nhằm giúp sinh viên tăng cường tính chủ động, tích cực trong việc học và đạt được chuẩn đầu ra theo Tiêu chuẩn 8 - Học tập chủ động của đề xướng CDIO.
Mục đích của nghiên cứu này là khám phá xem liệu các kỹ năng cần thiết mà chúng tôi cố gắng phát triển thông qua các dự án CDIO có thể đủ được sinh viên công nhận và liệu mức độ tin cậy của sinh viên có phù hợp với nhận thức của giảng viên về những kỹ năng đó. Trong hơn hai năm học thiên về kiến thức đại cương và lý thuyết chuyên ngành, sinh viên sẽ trải qua trong năm học cuối cùng của mình để hoàn thành tấm bằng. Các chương trình kiểm tra này nhằm mục đích để đạt được mức độ tự tin về các kỹ năng liên quan đến các tiêu chuẩn CDIO. Sinh viên cũng được đánh giá về các kỹ năng bằng dự án học tập của họ ở bài kiểm tra. Kết quả cho thấy trong hầu hết các trường hợp, học sinh tự tin vào khả năng của chính họ hơn là giảng viên nhận thấy khả năng của họ. Chúng tôi cũng đã khám phá những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng của sinh viên. Các yếu tố bao gồm cả việc họ tích cực sử dụng theo quy trình CDIO. Chúng tôi kết luận rằng sinh viên gặp khó khăn trong việc chuyển giao giữa kỹ năng làm việc nhóm sang làm việc cá nhân trong việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp cá nhân và sự can thiệp của giảng viên có thể đưa kỳ vọng và sự tự tin của họ lên mức thực tế hơn, đồng thời hỗ trợ sự chuyển đổi giữa các kỹ năng làm việc của sinh viên.
Theo những tiêu chuẩn về chương trình CDIO (tiêu chuẩn 3:1 và 3:2) quy định sự cần thiết để tập trung vào xây dựng đội ngũ nhóm và kỹ năng giao tiếp cho người học. Trong đó việc chuẩn hóa giáo dục trong kỹ thuật sẽ bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết trong giao tiếp. Dựa vào những khía cạnh hiệu quả mang lại từ chương trình, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đang nghiên cứu để áp dụng tiêu chuẩn CDIO mới để quốc tế hóa môi trường giáo dục tại DNTU. Các công ty hợp tác với DNTU cũng đề xuất sinh viên tốt nghiệp phải có kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài để có nhiều cơ hội việc làm cho các công ty nước ngoài. Mục đích của nghiên cứu này là để phân biệt các yếu tố văn hóa từ các đất nước, vùng miền khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên để từ đó nhận ra các vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp đa văn hóa mà sinh viên gặp phải. Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích cho việc áp dụng chương trình CDIO 3:1 và 3:2 tại DNTU.