Thu Dau Mot University Journal of Science


Search Papers

Choose the options

Select form Topic

AND

Select Year

And type your research interest


6 papers


Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội là mục tiêu chung của các cơ sở giáo dục. Trường ĐH Thủ Dầu Một triển khai áp dụng đề xướng CDIO để xác định chuẩn đầu ra (CĐR) cho các ngành đào tạo, trong đó chú trọng năng lực về thực hành nghề nghiệp cho sinh viên (SV) là CĐR quan trọng. Có thể nói, tiếp cận CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giảng dạy và thực tiễn. Tuy nhiên, nó đã đặt ra cho cả người dạy và người học những thách thức lớn. Bài viết trình bày thực trạng về năng lực nghề của SV nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) và nêu lên một số giải pháp đã thực hiện tại Viện Kỹ thuật Công nghệ nhằm nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp cho SV đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay, kết quả học tập hay chuẩn đầu ra là yếu tố quan trọng nhất của một chương trình đào tạo, tất cả các hoạt động dạy – học và phương pháp đánh giá phải được gắn liền với kết quả học tập. Việc xây dựng kết quả học tập mong đợi/chuẩn đầu ra của sinh viên một cách cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp… là yêu cầu của đề xướng CDIO và cũng là tiêu chí để đạt chuẩn kiểm định AUN-QA. Bài viết này, chúng tôi phân tích quá trình xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO, sự tương đồng trong việc xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO với kết quả học tập mong đợi theo chuẩn kiểm định AUN-QA. Kết quả cho thấy, một chuẩn đầu ra tốt theo CDIO sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để làm nên thành công của chương trình, mang lại lợi ích cho người học, giáo viên, nhà trường, nhà tuyển dụng và đáp ứng được chuẩn kiểm định theo AUN-QA.
Trong bài báo này đề cập đến phương pháp xây dựng bài giảng môn Tự động hóa quá trình công nghệ dành cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU). Mục tiêu chính của môn học là nhấn mạnh vào các kĩ năng: Làm việc nhóm, làm việc độc lập, cách giải quyết vấn đề, thiết kế và vận hành các hệ thống điều khiển tự động. Bài giảng được xây dựng dựa trên việc phân chia các nhóm sinh viên (mỗi nhóm gồm có 5 sinh viên) thực hiện trên bài tập lớn được giao ở trong phòng thí nghiệm. Cách thực hiện bài tập trong phòng thí nghiệm của sinh viên: Trước tiên sinh viên phải có một bài giới thiệu, trong bài giới thiệu nêu rõ: Cách giải quyết vấn đề, công tác chuẩn bị công việc, cách làm việc độc lập trong phòng thí nghiệm, cách làm việc nhóm . Sau đó sẽ là một buổi báo cáo tổng kết. Ngoài ra, có một dự án nhỏ mà nhiệm vụ của sinh viên là viết hướng dẫn quy trình sử dụng cho người vận hành. Để làm được điều này yêu cầu sinh viên phải hiểu biết sâu về hệ thống điều khiển PLC trong công nghiệp (Bộ điều khiển lập trình logic), phát triển giao diện điều khiển người máy và HMI, cảm biến công nghiệp, các cơ cấu chấp hành.
Chuẩn đầu ra môn học xây theo CDIO là một hệ thống năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để xây dựng chuẩn đầu ra thì quá trình hoạt động dạy và học trên lớp của giảng viên và sinh viên là yếu tố quyết định để đạt được chuẩn đầu ra của học phần. Để đạt được chuẩn đầu ra học phần giảng viên thiết lập mối quan hệ giảng viên và sinh viên lấy sự học làm trung tâm; Xây dựng văn hóa học đường; Thực hiện các mô hình giảng dạy nhằm phát huy các tố chất và điều tiết quá trình nhận thức của sinh viên. Thiết kế, quản lý lớp học linh động trên cơ sở một kịch bản được xây dựng hướng đến phát triển toàn diện cho sinh viên và cũng là hiệu quả kép với việc đạt chuẩn đầu ra môn học theo đề cương CDIO.
Dạy và học các môn lý luận chính trị vừa đáp ứng chuẩn đầu ra vừa đáp ứng chuẩn CDIO và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với người lao động là một trong những thách thức không nhỏ đối với các trường Cao đẳng và Đại học. Mục tiêu của môn học, từng bước xác lập được thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành, tự giải quyết các tình huống trong thực tiễn trên cơ cở lý luận khoa học đã được trang bị người học có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất theo chuẩn CDIO nhằm đem lại hiệu quả cao góp phần giáo dục và rèn luyện đội ngũ những người lao động mới ngày càng đáp ứng nhu cầu của thời đại. Từ yêu cầu về mục tiêu và phương pháp tiếp cận như trên, tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm dạy và học các môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng và đại học đáp ứng chuẩn đầu ra CDIO – những vấn đề thực tiễn làm chủ đề cho bài viết của mình.
Quá trình đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam được đánh giá là một xu thế tất yếu, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải không ngừng đổi mới, cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp tiếp cận và giảng dạy. Qua đó thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu của các doanh nghiệp. Song song với đó, về phía người học cần nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động lĩnh hội tri thức, bổ sung và rèn luyện kỹ năng, để sau quá trình đào tạo sẵn sàng và đáp ứng được các tiêu chuẩn về năng lực làm việc của doanh nghiệp. Bài viết tập trung vào thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một và đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm đạt chuẩn đầu ra theo CDIO.

Publication Information

Publisher

Thu Dau Mot University, Viet Nam

Honorary Editor-in-Chief and Chairman of the Editorial Board

Assoc. Prof. Nguyen Van Hiep

Deputy Editor-in-Chief

PhD. Trần Hạnh Minh Phương
Thu Dau Mot University

Editorial Board

Prof. Tran Van Doan
Fujen University, Taiwan
Prof. Zafar Uddin Ahmed
Vietnam National University Ho Chi Minh City

Prof.Dr. Phillip G.Cerny
The University of Manchester, United Kingdom
Prof. Ngo Van Le
University of Social Sciences and Humanities (VNU-HCM)

Prof. Bui The Cuong
Southern Institute of Social Sciences​​​​​​​
Prof. Le Quang Tri
Can Tho University

Assoc. Prof. Nguyen Van Duc
Animal Husbandry Association of Vietnam
Assoc. Prof. Ted Yuchung Liu
National Pingtung University, Taiwan

PhD. Anita Doraisami
Economics Monash University, Australia
Prof. Dr. Andrew Seddon
Asia Pacific University of Technology & innovation (APU)

Assoc. Prof. Le Tuan Anh
Thu Dau Mot University
Prof. Abtar Darshan Singh
Asia Pacific University, Malaysia

Prof.Dr. Ron W.Edwards
The University of Melbourne, Australia
Assoc. Prof. Hoang Xuan Nien
Thu Dau Mot University

PhD. Nguyen Duc Nghia
Vietnam National University Ho Chi Minh City
PhD. Bao Dat
Monash University (Australia)

PhD. Raqib Chowdhury
Monash University (Australia)
PhD. Nguyen Hoang Tuan
Thu Dau Mot University

PhD. Nguyen Thi Lien Thuong
Thu Dau Mot University

Assistant

Nguyen Thi Man
Thu Dau Mot University