In this paper, the Neumann-Dirichlet boundary problem for a system of nonlinear viscoelastic
equations of Kirchhoff type with Balakrishnan-Taylor term is considered. At
first, a local existence is established by the linear approximation together with the Faedo-
Galerkin method. Then, by establishing several reasonable conditions and suitable energy
inequalities, the solution of the problem admits a general decay in time.
Enzyme pectinase được ứng dụng trong nhiều lãnh vực sản xuất khác nhau. Việc tận dụng thành phần pectin có trong trái cà phê để cảm ứng sinh pectinase không chỉ giúp tận dụng tốt nguồn phế liệu này mà còn giúp nâng cao hiệu quả quá trình chế biến cà phê theo phương pháp ướt. Trên môi trường bán rắn, hiệu quả sinh tổng hợp pectinase của chủng Aspergillus niger Đ3 không cao, hoạt độ tối ưu chỉ đạt 0,88 UI/g trên môi trường có chứa 20% vỏ cà phê sau 5 ngày nuôi cấy. Ngược lại, thành phần pectin trong lớp nhớt của trái cà phê có khả năng cảm ứng Bacillus Ba 79 sinh pectinase với hiệu quả khá cao, hoạt độ enzyme tối đa đạt 2,33 UI/g sau 4 ngày nuôi cấy trên môi trường có chứa 60% dịch nhớt cà phê, 16% bắp xay và 24% bã đậu nành. Chế phẩm pectinase từ Bacillus Ba 79 có khả năng làm tăng độ trong của rượu vang 41,8% khi bổ sung với tỷ lệ 7,5 UI/ lít, trong thời gian 180 phút.
Vận dụng và cải tiến các hình thức học và dạy học theo hướng tích cực luôn là những hoạt động thiết yếu trong việc cải thiện chất lượng đào tạo theo CDIO. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các ưu và khuyết điểm của việc học tập cá nhân cũng như học tập nhóm trong trường Đại học dựa trên một loạt các quan sát, phỏng vấn và thảo luận nhóm, qua đó đề xuất một số phương pháp để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong các môn học và làm đồ án. Mặc dù tất cả chúng ta đều nhận thức rõ ràng việc học tập nhóm đem lại những hiệu quả rõ rệt, nhưng kết quả là luôn có sự khác biệt trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ giữa các sinh viên có trình độ kiến thức và tư duy không đồng đều nhau. Do đó, vấn đề trọng tâm được đặt ra là phát triển các kỹ năng giao tiếp cá nhân trong việc xây dựng nhóm. Việc tập trung vào thảo luận nhóm được theo dõi thông qua việc lấy ý kiến của từng sinh viên cuối cùng cũng đã cho thấy những phản hồi tích cực mặt dù vẫn còn một số sinh viên cho rằng phương pháp mới đòi hỏi họ phải dành nhiều thời gian hơn so với cách học bình thường, Tuy nhiên quan trọng hơn, từ việc lấy ý kiến này, chúng tôi cũng thu nhận được thêm một số phương pháp học tập mới cũng như cách thức tự hoàn thiện bản thân từ chính các sinh viên của chúng tôi.
Trong bài báo này đề cập đến phương pháp xây dựng bài giảng môn Tự động hóa quá trình công nghệ dành cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU). Mục tiêu chính của môn học là nhấn mạnh vào các kĩ năng: Làm việc nhóm, làm việc độc lập, cách giải quyết vấn đề, thiết kế và vận hành các hệ thống điều khiển tự động. Bài giảng được xây dựng dựa trên việc phân chia các nhóm sinh viên (mỗi nhóm gồm có 5 sinh viên) thực hiện trên bài tập lớn được giao ở trong phòng thí nghiệm. Cách thực hiện bài tập trong phòng thí nghiệm của sinh viên: Trước tiên sinh viên phải có một bài giới thiệu, trong bài giới thiệu nêu rõ: Cách giải quyết vấn đề, công tác chuẩn bị công việc, cách làm việc độc lập trong phòng thí nghiệm, cách làm việc nhóm . Sau đó sẽ là một buổi báo cáo tổng kết. Ngoài ra, có một dự án nhỏ mà nhiệm vụ của sinh viên là viết hướng dẫn quy trình sử dụng cho người vận hành. Để làm được điều này yêu cầu sinh viên phải hiểu biết sâu về hệ thống điều khiển PLC trong công nghiệp (Bộ điều khiển lập trình logic), phát triển giao diện điều khiển người máy và HMI, cảm biến công nghiệp, các cơ cấu chấp hành.
Bài báo này đề cập đến chương trình đào tạo sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử kéo dài 4 năm đã được triển khai tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Các sinh viên phát triển kiến thức và kỹ năng từ người mới học điện tử trở thành người có kinh nghiệm như các nhà thiết kế mạch. Chương trình đào tạo mang tính định hướng cao và tất cả các học phần đều tập hợp xung quanh một bộ tiêu chuẩn đã được xem xét kỹ lưỡng. Chương trình đào tạo đặt trọng tâm vào bốn dự án thiết kế – triển khai (dự án kỹ thuật, dự án kỹ thuật đa ngành, thực tập chuyên ngành và khóa luận tốt nghiệp) và tuân thủ đúng các nguyên tắc CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate: Hình thành – Thiết kế – Triển khai – Vận hành). Ở năm đầu tiên, dự án có độ khó thấp, thách thức tăng lên đáng kể trong những năm tiếp theo. Sinh viên học được rằng thiết kế sản phẩm là một quá trình lặp đi lặp lại ở các cấp độ khác nhau. Các đánh giá đã chứng minh rằng sinh viên không chỉ nhận thức được các nguyên tắc CDIO mà còn bị thuyết phục bởi chất lượng đào tạo khi tuân theo các tiêu chuẩn này.
Kỹ thuật dạy – học KWLH là tên được viết tắt các từ tiếng Anh: Know, Want to Know, Learned và How to learn more. Kỹ thuật này được đề xuất bởi Donna Ogle vào năm 1986, nhằm cải thiện quá trình dạy - học, đặc biệt là việc hướng dẫn sinh viên học tập chủ động, tự nghiên cứu tài liệu. Dựa trên trải nghiệm kỹ thuật này trong giảng dạy các học phần, bài viết này chúng tôi phân tích các bước thực hiện kỹ thuật KWLH trong quá trình dạy - học trên lớp cũng như hướng dẫn sinh viên tự học nhằm giúp sinh viên tăng cường tính chủ động, tích cực trong việc học và đạt được chuẩn đầu ra theo Tiêu chuẩn 8 - Học tập chủ động của đề xướng CDIO.
Ngày nay, do những tiến bộ không ngừng về công nghệ, kinh tế và xã hội cũng như các yêu cầu ngày càng cao từ các doanh nghiệp đối với các sinh viên mới ra trường, các trường đại học đang đối mặt với những thách thức phải nâng cao chất lượng đào tạo. Với nguồn lực hạn chế, các trường đại học của Việt Nam cần chọn giải pháp phù hợp nhất là tái cấu trúc các chương trình đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc tái cấu trúc chương trình đào tạo hiện nay là chuyển chương trình đào tạo từ định hướng nội dung (Content Based) sang định hướng đầu ra (Outcomes Based). Bài báo này chia sẻ một số khía cạnh về việc áp dụng C-D-I-O như là bối cảnh, vận dụng CDIO và OBE như là triết lý và công cụ để triển khai, cũng như sử dụng định hướng kiểm định ABET và các kiểm định khác như là động lực nhằm cải tiến chương trình đào tạo đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.