Thu Dau Mot University Journal of Science


Search Papers

Choose the options

Select form Topic

AND

Select Year

And type your research interest


6 papers


The patriotic activities of teachers, students, and pupils in the temporarily occupied regions of Long An – Kien Tuong were a particularly important part of the open political struggle on enemy territory during the resistance against the United States. Immediately after the 1954 Geneva Agreement, many schools in Long An – Kien Tuong established revolutionary bases. Some teachers mobilized colleagues, students, and the public to fight against anti-communist activities, forced conscription, and to demand civil rights and democracy. In subsequent years, Long An – Kien Tuong became the site of numerous diverse and creative struggles (rallies, demonstrations, leafleting, journalism, cultural activities...), attracting the participation of many educators and students. Some teachers and students actively participated in armed and covert operations, displaying many heroic acts of combat and sacrifice. Alongside activities in liberated areas, the struggle of teachers and students in the temporarily occupied regions of Long An – Kien Tuong contributed distinctive values, enhancing the illustrious history and tradition of Long An province's education sector today.
Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Điện & Điện tử (EEE) có khả năng tạo ra một số sản phẩm thông qua việc học tập dựa trên đồ án CDIO để khởi nghiệp. Tuy nhiên, họ thiếu khả năng đổi mới liên tục để đạt được hiệu quả khởi nghiệp. Trong quá trình thực hiện giảng dạy CDIO ởTrường Đại học Duy Tân, chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này và thu được một số kết quả khả quan và sẽ được trình bày trong bài viết này. Đóng góp đầu tiên là một đề xuất về một mô hình dạy và học để nâng cao khả năng khởi nghiệp, cụ thể là CDIO khép kín dựa trên mô hình CDIO thông thường. Sau giai đoạn Vận hành (Operation), sinh viên được khuyến khích và đào tạo để tiếp tục hình thành ý tưởng mới để cải tiến hoặc tạo ra sản phẩm mới dựa trên ý tưởng trước đó. Các vấn đề cải tiến bao gồm bổ sung tính năng, cải thiện thông số kỹ thuật, xem xét về chi phí bảo trì, v.v. Khung CDIO khép kín cho phép chúng tôi cải thiện khả năng đổi mới liên tục của sinh viên EEE để nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm được họ tạo ra. Trong mô hình được đề xuất này, chúng tôi nhấn mạnh sự đổi mới không ngừng để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đóng góp thứ hai của bài viết này là việc đánh giá khung đề xuất này dựa trên các sản phẩm được chấp nhận trên thị trường. Chúng tôi đã điều tra thống kê sau năm năm thực hiện khung CDIO này trong khoa của chúng tôi từ 2013-2014 đến 2017-2018 và kết quả khẳng định tính hiệu quả của mô hình đề xuất. Để làm rõ hiệu quả, chúng tôi cũng trình bày một trường hợp thực tế, đó là các sản phẩm nhà thông minh. Trong trường hợp đó, chúng tôi mô tả chi tiết quy trình áp dụng khung CDIO khép kín để nâng cao khả năng khởi động dựa trên các sản phẩm nhà thông minh. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn về các công trình của chúng tôi để giải quyết những vấn đề này trong báo cáo đầy đủ.
Rà soát, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO trong giáo dục đại học hiện nay là một trong các hướng đi tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. Trên con đường hội nhập để phát triển, Đại học Mỏ – Địa chất là một trong các trường đại học đã và đang xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO. Trong bài báo này xin được trình bày những kết quả ban đầu trong quá trình, ra soát, điều chỉnh và xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO và chuẩn quốc tế trên cơ sở điều kiện vật chất hiện có của Nhà trường. Hy vọng rằng kết quả của bài báo sẽ đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình thực hiện được mục tiêu là triển khai phương pháp đào tạo: Hình thành ý tưởng – Thiết kế – Triển khai – Vận hành trong các Trường Đại học đa ngành định hướng nghiên cứu.
Đối với sinh viên theo học mô đun “Dự án thiết kế và đổi mới” tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, có thể nhận thấy rằng bước khó nhất trong chương trình CDIO là bước đầu tiên "hình thành ý tưởng". Phương pháp “Tư duy thiết kế” nhấn mạnh sự hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng thông qua các cuộc khảo sát và quan sát chi tiết của người dùng, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được. Phương pháp tư duy thiết kế có thể giúp sinh viên trong bước đầu về“hình thành ý tưởng” được hay không. Trong bài báo này sẽ mô tả về các thử nghiệm và sử dụng phương pháp tư duy thiết kế trong việc hình thành ý tưởng của một dự án CDIO. Đồng thời nó cũng chỉ ra những hạn chế và khó khăn ràng buộc của phương pháp này.
Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Điện –, Điện tử tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, cũng như tại các trường đại học kỹ thuật khác, các học phần chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng, cả về thái độ và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viện sau khi ra trường. Tuy nhiên. việc đào tạo theo phương pháp, mô hình chuyển giao kiến thức không còn phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 mà dần chuyển sang mô hình đào tạo chú trọng đến phát triển các kỹ năng nghề nghiệp theo định hướng CDIO. Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Điện –, Điện tử, Khoa Công nghệ ngay từ năm 1, năm 2, trong những môn cơ sở ngành đã tích cực cho sinh viên đi kiến tập, tham quan nhà máy nhằm quan sát, hình thành các ý tưởng. Các học phần chuyên ngành ở năm 3, năm 4 được thiết kế và thực thiện theo dự án – CDIO. Việc triển khai các học phần này theo CDIO, qua các bước: (1) đề xuất hoặc chọn lựa các ý tưởng, (2) thiết kế, tìm hiểu ý tưởng với sự hỗ trợ của cố vấn và bảo vệ ý tưởng trước hội đồng, (3) thực hiện ý tưởng đó. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp học tập cho các nhóm của sinh viên để thực hiện việc thiết kế, thi công giải pháp cải tiến kỹ thuật theo yêu cầu đổi mới công nghệ và có tác động tích cực đến xã hội. Phương pháp luận và một số kết quả thực hiện của phương pháp cho thấy sự phù hợp của phương pháp CDIO.
Đề xướng CDIO: C (Conceive): Hình thành ý tưởng, D (Design): Thiết kế, I (Implement): triển khai, O (Operate): vận hành. Ở tiêu chuẩn 8 - Học tập chủ động và trải nghiệm, với tinh thần của tiêu chuẩn này, nhóm tác giả thực hiện bài viết ứng dụng tiêu chuẩn 8 vào học phần xây dựng hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001có tính chất thực hành nhằm phân tích cách thức thực hiện tiêu chuẩn theo tinh thần của đề xướng. Trong học phần thực hành, Giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập chủ động bằng cách giao cho sinh viên chọn lựa một địa điểm mà sinh viên dễ dàng tiếp cận thực hiện phân tích các điều khoản và xây dựng hệ thống. Đối với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 thì việc hiểu tiêu chuẩn đã khó, tiếp cận một đơn vị để ứng dụng việc hiểu của mình còn khó hơn. Với việc xây dựng được hệ thống quản lý môi trường, buộc sinh viên phải được tiếp cận gần nhất với đơn vị, được đơn vị tiếp nhận và tạo điều kiện quan sát làm bài. Việc giảng viên cho sinh viên lựa chọn bất kỳ đơn vị nào, và khuyến khích sinh viên chọn các đơn vị là những nơi sinh viên đang làm thêm, nơi quen biết để sinh viên có nhiều điều kiện để quan sát và thực hành.

Publication Information

Publisher

Thu Dau Mot University, Viet Nam

Honorary Editor-in-Chief and Chairman of the Editorial Board

Assoc. Prof. Nguyen Van Hiep

Deputy Editor-in-Chief

PhD. Trần Hạnh Minh Phương
Thu Dau Mot University

Editorial Board

Prof. Tran Van Doan
Fujen University, Taiwan
Prof. Zafar Uddin Ahmed
Vietnam National University Ho Chi Minh City

Prof.Dr. Phillip G.Cerny
The University of Manchester, United Kingdom
Prof. Ngo Van Le
University of Social Sciences and Humanities (VNU-HCM)

Prof. Bui The Cuong
Southern Institute of Social Sciences​​​​​​​
Prof. Le Quang Tri
Can Tho University

Assoc. Prof. Nguyen Van Duc
Animal Husbandry Association of Vietnam
Assoc. Prof. Ted Yuchung Liu
National Pingtung University, Taiwan

PhD. Anita Doraisami
Economics Monash University, Australia
Prof. Dr. Andrew Seddon
Asia Pacific University of Technology & innovation (APU)

Assoc. Prof. Le Tuan Anh
Thu Dau Mot University
Prof. Abtar Darshan Singh
Asia Pacific University, Malaysia

Prof.Dr. Ron W.Edwards
The University of Melbourne, Australia
Assoc. Prof. Hoang Xuan Nien
Thu Dau Mot University

PhD. Nguyen Duc Nghia
Vietnam National University Ho Chi Minh City
PhD. Bao Dat
Monash University (Australia)

PhD. Raqib Chowdhury
Monash University (Australia)
PhD. Nguyen Hoang Tuan
Thu Dau Mot University

PhD. Nguyen Thi Lien Thuong
Thu Dau Mot University

Assistant

Nguyen Thi Man
Thu Dau Mot University